Nên dùng máy trợ giảng không dây hay có dây?
Việc dùng máy trợ giảng không dây hay có dây tốt hơn đang là câu hỏi của rất nhiều thầy cô. Đặc biệt là các thấy cô mới bắt đầu muốn dùng máy trợ giảng để bảo vệ giọng nói. Bài viết sau đây, Keyang Việt Nam cùng thầy cô phân tích xem những ưu nhược điểm của máy không dây và có dây. Dựa vào đó thì thầy cô sẽ tự quyết được nên dùng máy có dây hay không dây.
Khái niệm máy trợ giảng không dây và có dây
– Máy trợ giảng không dây là bộ máy và micro kết nối với nhau bằng sóng. Không phải dùng dây cắm trực tiếp và loa. Sóng có thể là UHF, FM, Wireless, 2.4G. Thân loa chỉ để 1 chỗ, micro không dây đeo qua đầu đi quanh lớp thoải mái.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa máy trợ giảng không dây UHF và FM
Máy trợ giảng không dây máy để 1 chỗ
– Máy trợ giảng có dây là bộ máy và micro kết nối với nhau bằng cách cắm trực tiếp micro và thân loa. Một đầu cắm vào loa, 1 đầu là mic đeo lên đâu. Phải đeo máy trên người khi đi lại giảng dạy.
Máy trợ giảng có dây phải đeo máy bên người khi giảng dạy
Đơn giản vậy thôi, thầy cô đã hiểu máy trợ giảng không và có dây là thế nào rồi. Đi sâu chúng ta sẽ xem ưu nhược điểm của 2 loại này như thế nào?
Ưu nhược điểm của máy trợ giảng không dây và có dây
Ưu điểm của máy trợ giảng không dây
+ Công suất Loa lớn
+ Không phải đeo máy theo người
+ Tiện lợi, gọn nhẹ
+ Đa chức năng: USB, Bluetooth, Thẻ nhớ, công 3.5
+ Hạn chế hú rít
+ Tiết kiệm đồ tiêu hao
Ưu điểm của máy trợ giảng có dây
+ Nhỏ gọn,nhẹ, thời trang
+ Không bị trùng sóng, nhiễu sóng
+ PIN khỏe từ 10-15 tiếng
Ưu điểm của máy này sẽ là nhược điểm của máy kia.
Nhược điểm của máy trợ giảng không dây
+ PIN của micro chỉ dùng được 4 -5 tiếng. Nếu hết phải cắm sạc, dùng tạm micro cắm vào máy dùng như máy có dây
+ Bị trùng sóng với các máy Trung Quốc giá rẻ. Hoặc các máy dùng sóng FM, 2.4G
+ Tiêu hao PIN máy nhanh hơn so PIN máy có dây do dùng sóng
Nhược điểm của máy trợ giảng có dây
+ Dây dợ lằng nhằng
+ Luôn phải đeo máy bên người, có thể gây ù tai
+ Có thể làm học sinh giật mình khi đứng cạnh học sinh
+ Công suất Loa nhỏ nên nhanh bị dè loa do bật Max công suất
+ Tốn kém chi phí thay micro có dây co mòn chân cắm mic và chân cắm trên máy
Với việc phân tích rõ những ưu và nhược điểm của máy trợ giảng không dây và có dây ở trên. Thì thầy cô chắc có cho mình một lựa chọn nên mua máy trợ giảng không dây hay có dây rồi.
Còn thực tế: Với những trải nghiệm của giáo viên. Đa số các thầy cô đều lựa chọn dùng máy trợ giảng không dây thay vì máy có dây. Rất nhiều người dùng máy có dây thấy vướng víu đã chuyển sang dùng máy không dây cho tiện.
Lời khuyên: Thầy cô nên dùng máy trợ giảng không dây sẽ tốt hơn. Sẽ hỗ trợ được cho thầy cô nhiều hơn so với máy có dây. Nhất là công suất máy không dây to sẽ giúp bảo vệ giọng nói thầy cô tốt hơn. Mà bệnh về giọng nói là một trong những bệnh nghề nghiệp của giáo viên cần lưu ý nhất.
Qua đây, Keyang đã cùng thầy cô tìm hiểu về ưu nhược điểm của máy trợ giảng không dây và có dây. Hy vọng thầy cô sẽ có lựa chọn phù hợp với điều kiện, mô hình sử dụng của mình. Chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe.
Bài viết hữu ích khác
- Gợi ý 3 mẫu máy trợ giảng giá rẻ thầy cô tham khảo
Một năm học mới chuẩn bị tới, lúc này các thầy cô đang bắt đầu chuẩn bị trang thiết bị dạy học cho năm học…
- Tư vấn lựa chọn máy trợ giảng cho hướng dẫn viên du lịch
Trước sau gì thì nhiều bạn hướng dẫn viên cũng phải dùng máy trợ giảng. Không phải dùng để dạy học đâu. Mà dùng máy…
- 10 Lý do nên mua máy trợ giảng Hàn Quốc Unizone 8080
Máy trợ giảng Unizone 8080 là model không dây mới cao cấp nhất hiện nay trên thị trường. Vậy máy trợ giảng này có gì…
- 48 nội quy an toàn trong nhà xưởng cơ khí công nhân cần nắm rõ
Với phương tâm an toàn là trên hết. Chúng tôi xin liệt kê 48 nội quy an toàn trong nhà xưởng cơ khí. Nếu bạn…
- Chuyên máy khoan đục bê tông giá rẻ, chất lượng cho dự án
Xem ngay những sản phẩm máy khoan đục bê tông giá rẻ, chất lượng mà chúng tôi cung cấp cho các dự án xây dựng,…
- 8 lỗi máy khoan thường gặp phải và cách khắc phục nhanh
Trong thực tế khi sử dụng máy khoan cầm tay, không thể tránh khỏi các sự cố khiến công việc đang làm bị trì hoãn….